Giỏ hàng
Kiến thức y học cập nhật: Đi tiểu quá nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nghiêm trọng

Tin quốc tếNgày: 21-08-2020 bởi: Tiến sĩ. Bác sĩ Cao cấp Lê Mạnh Cường

Kiến thức y học cập nhật: Đi tiểu quá nhiều có thể là dấu hiệu cảnh báo những căn bệnh nghiêm trọng

Nguồn:https://www.webmd.com/urinary-incontinence-oab/ss/slideshow-incontinence-frequent-pee?ecd=wnl_spr_080820&ctr=wnl-spr-080820_nsl-Bodymodule_Position1&mb=NXijGStXAGOlESxfthqXu5AyWFWqf9PLvl/oPYEVJVU=

Đi tiểu do uống nước quá nhiều 

Không chỉ đơn thuần là nước uống, mà nguồn chất lỏng bạn hấp thu còn đến từ thức ăn (20-30%) và nhiều hơn nữa từ đồ uống. Càng hấp thu nhiều nước, bạn càng đi tiểu nhiều hơn. Việc hấp thu quá nhiều nước làm cho muối trong máu bị pha loãng xuống một mức không an toàn. Hãy tuân theo quy tắc Goldilocks: uống lược nước vừa đủ để giữ cho nước tiểu của bạn màu vàng nhạt, đừng uống nhiều đến mức bạn phải dành cả ngày trong nhà vệ sinh để tiểu tiện. 

Do nhiễm trùng đường tiết niệu

Đây là nguyên nhân phổ biến nhất của việc đi tiểu thường xuyên. Vi khuẩn lây nhiễm vào thận, bàng quang hoặc các ống kết nối chúng với nhau và với thế giới bên ngoài. Bàng quang của bạn sưng lên và không thể chứa được nhiều nước tiểu, có thể có màu đục, máu hoặc có mùi lạ. Bạn cũng có thể bị sốt, ớn lạnh, buồn nôn và đau bên hông hoặc bụng dưới. Bác sĩ có thể sẽ kê đơn thuốc kháng sinh để loại bỏ nhiễm trùng.

Đái tháo đường (Diabetes Mellitus) 

Cả tiểu đường loại 1 và loại 2 đều làm tăng lượng đường trong máu của bạn. Thận của bạn cố gắng lọc nó ra, nhưng không phải lúc nào chúng cũng có thể lọc kịp. Vì vậy, đường ứ đọng trong nước tiểu của bạn. Điều này sẽ hút nhiều nước hơn từ cơ thể và khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Thường xuyên muốn đi tiểu là một trong những dấu hiệu đầu tiên và phổ biến nhất của bệnh tiểu đường. Nói chuyện với bác sĩ nếu bạn đột nhiên bắt đầu đi tiểu nhiều hơn bình thường.

Đái tháo nhạt (Diabetes insipidus) 

Đây là một tình trạng khác với bệnh tiểu đường loại 1 hoặc loại 2. Tại đây, cơ thể bạn không thể sử dụng hoặc không tạo đủ vasopressin, một loại hormone có tác dụng kích thích thận giải phóng nước vào máu khi bạn cần. Bạn có thể cảm thấy mệt mỏi, buồn nôn, bối rối và rất rất khát. Bạn cũng có thể đi tiểu nhiều hơn 15 lít một ngày, hoặc gấp năm lần so với bình thường. Bác sĩ của bạn có thể giúp bạn kiểm soát nó bằng thuốc.

Thuốc lợi tiểu

Những loại thuốc này điều trị huyết áp cao và các vấn đề về gan và thận. Chúng làm cho thận của bạn thải ra nhiều muối (natri) vào nước tiểu, khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Điều này có thể khiến bạn mất quá nhiều natri và kali, có thể ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của bạn. Bạn có thể bị chóng mặt, đau nhức và buồn nôn. Nói chuyện với bác sĩ của bạn trước khi bạn ngừng hoặc thay đổi liều lượng sử dụng.

Hội chứng đau bàng quang

Bạn có thể cảm thấy như lúc nào bạn cũng cần đi tiểu, nhưng thực tế lại không có nhiều nước tiểu chảy ra như bạn nghĩ. Bạn cũng có thể bị đau ở bụng dưới, nặng hơn khi đi tiểu hoặc quan hệ tình dục. Nó dường như xảy ra khi mô bàng quang của bạn bị sưng và rất nhạy cảm. Tình trạng này gọi là viêm bàng quang kẽ. Không phải lúc nào cũng rõ nguyên nhân gây ra điều đó. Bạn có thể điều trị tình trạng này, bằng chế độ ăn uống và tập thể dục, thuốc, phẫu thuật và vật lý trị liệu.

Sỏi thận

Khoáng chất và muối có thể tạo thành những viên sỏi nhỏ trong thận của bạn. Bạn cảm thấy mình cần phải đi tiểu thường xuyên nhưng không tiểu được nhiều. Bạn cũng có thể bị buồn nôn, sốt, ớn lạnh và đau nghiêm trọng ở bên hông và lưng, lan xuống háng theo từng đợt. Tăng cân, mất nước, chế độ ăn giàu protein và tiền sử gia đình khiến khả năng mắc bệnh cao hơn. Các viên sỏi có thể tự bong ra hoặc bạn có thể cần phẫu thuật.

Thai kỳ

Khi em bé lớn lên trong bụng, thai nhi sẽ chiếm nhiều không gian hơn và tạo áp lực lên bàng quang, khiến bạn muốn đi tiểu sớm hơn. Nhưng ngay cả trước đó, khi em bé của bạn đang còn là một phôi thai trong tử cung của bạn, đã kích hoạt cơ thể bạn tạo ra một loại hormone thai kỳ có tên là gonadotropin khiến bạn đi tiểu nhiều hơn. Tham vấn bác sĩ nếu bạn thấy đau khi đi tiểu hoặc bạn thấy máu trong nước tiểu.

Đột quỵ

Đột quỵ đôi khi làm tổn thương/ hỏng các dây thần kinh kiểm soát bàng quang của bạn. Bạn có thể muốn đi tiểu thường xuyên hơn. Lượng nước tiểu mỗi lần có thể không nhiều, hoặc bạn có thể tiểu ra rất nhiều nước tiểu. Parkinson’s, bệnh đa xơ cứng và các bệnh não khác có thể có những tác động tương tự. Bác sĩ có thể giúp bạn thay đổi chế độ ăn uống và thói quen phòng tắm để giảm bớt các triệu chứng. Bạn có thể cần dùng thuốc hoặc phẫu thuật trong những trường hợp nghiêm trọng.

Viêm âm đạo

Đó là khi âm đạo của bạn bị nhiễm trùng và viêm do nấm men, vi khuẩn, vi rút, thuốc hoặc thay đổi nội tiết tố. Nó cũng có thể xảy ra do hóa chất trong kem, thuốc xịt hoặc quần áo. Bạn có thể ngứa hoặc bỏng rát khi đi tiểu, và đau khi quan hệ tình dục. Bạn cũng có thể nhận thấy dịch tiết ra và có mùi, và cảm thấy như bạn phải đi tiểu thường xuyên hơn.

Tiêu thụ quá nhiều rượu hoặc Caffeine

Chúng hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu và thải nhiều nước ra khỏi cơ thể bạn. Chúng cũng hạn chế cơ thể sản xuất vasopressin, một loại hormone kích thích thận giải phóng nhiều nước hơn vào cơ thể thay vì đưa thẳng đến bàng quang. Bạn nên nhâm nhi thêm nước khi dùng cocktail, bia hoặc rượu vang.

Xương chậu yếu

Đó là vùng bụng dưới của bạn. Khi các cơ bị kéo căng và yếu đi, vốn dĩ có thể xảy ra khi mang thai và sinh nở, bàng quang có thể di chuyển lệch ra khỏi vị trí. Hoặc niệu đạo của bạn có thể bị căng ra. Cả hai vấn đề này đều có thể khiến bạn bị rỉ nước tiểu.

Mãn kinh

Đây là thời điểm phụ nữ ngừng có kinh, vào khoảng tuổi 50. Cơ thể bạn sản xuất ít hormone estrogen hơn, và điều đó có thể khiến bạn muốn đi tiểu nhiều hơn. Bác sĩ có thể giúp bạn điều trị bằng liệu pháp thay thế hormone, thay đổi chế độ ăn uống và các phương pháp điều trị khác.

Khối u

Cả khối u ung thư và u lành tính đều có thể khiến bạn đi tiểu nhiều hơn vì chúng chiếm nhiều không gian hơn trong bàng quang của bạn (hoặc xung quanh bàng quang của bạn). Máu trong nước tiểu của bạn là dấu hiệu quan trọng nhất chỉ báo ung thư. Nói chuyện với bác sĩ của bạn nếu bạn thấy máu lẫn trong nước tiểu, nhận thấy một khối u ở bụng dưới hoặc thấy đau khi đi tiểu.

Tuyến tiền liệt

Nam giới có tuyến tiền liệt có kích thước bằng quả óc chó, có thể phát triển lớn hơn sau tuổi 25. Tuyến tiền liệt phì đại có thể làm cho dòng nước tiểu của bạn yếu và không đều. Bạn có thể cảm thấy mình phải đi nhiều hơn, đôi khi phải gấp gáp. Hiếm khi, đây có thể là dấu hiệu của các tình trạng nghiêm trọng hơn như ung thư. Bác sĩ có thể giúp loại trừ các nguyên nhân khác và điều trị tuyến tiền liệt phì đại của bạn.

Táo bón

Nếu bạn chưa đại tiện trong một thời gian (táo bón), ruột của bạn có thể đầy đến mức nó tạo áp lực lên bàng quang và khiến bạn cảm thấy mình phải đi tiểu thường xuyên hơn hoặc thực sự khó chịu. Táo bón có thể làm tăng thêm tính trầm trọng của vấn đề bằng cách làm suy yếu các cơ sàn chậu - vốn giúp kiểm soát ruột và bàng quang của bạn. Tham vấn bác sĩ hoặc dược sĩ của bạn về cách làm thế nào để xử lý vấn đề táo bón (hoặc tham khảo các bài viết trước của chúng tôi về xử lý táo bón).

Chứng ngưng thở lúc ngủ

Giấc ngủ sâu giúp cơ thể bạn tạo ra một loại hormone (ADH) giúp giữ nước cho đến khi bạn thức dậy. Ngược lại, chứng ngưng thở khi ngủ làm gián đoạn nhịp thở của bạn trong những khoảng thời gian ngắn. Điều này ngăn cơ thể bạn đến giai đoạn tạo ra ADH. Thêm vào đó, máu của bạn không nhận được nhiều oxy, điều này khiến thận của bạn đào thải nước nhiều hơn, làm bạn buồn tiểu.