Giỏ hàng
Chữa bệnh trĩ: Phương pháp nào hạn chế tái phát?

Hoạt động của TS. BS. cao cấp Lê Mạnh CườngNgày: 25-05-2021 bởi: Nguyễn Phượng

Chữa bệnh trĩ: Phương pháp nào hạn chế tái phát?

Trong thực tế, bệnh nhân đang tìm địa chỉ chữa bệnh trĩ (hay còn gọi là bệnh lòi dom), mối lo tái phát bệnh trĩ được đặt lên hàng đầu. Để giải đáp vấn đề này, chúng tôi đã phỏng vấn TS. BSCC. Lê Mạnh Cường – Phụ trách chuyên môn Trung tâm Bệnh trĩ Hà Nội số 1.

3 yếu tố giúp tăng tỷ lệ chữa bệnh trĩ không tái phát

Theo Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Lê Mạnh Cường, tỷ lệ người tái phát bệnh trĩ sau khi điều trị tính chung chiếm dưới 15%. “Theo nghiên cứu của chúng tôi nhìn chung nhóm phương pháp điều trị bệnh trĩ không phẫu thuật có tỷ lệ tái phát cao hơn nhóm phẫu thuật. Tuy nhiên nhóm không phẫu thuật tránh được cuộc phẫu thuật không cần thiết và khi bị tái phát vẫn áp dụng lại được phương pháp phẫu thuật” – Bác sĩ Lê Mạnh Cường cho biết.

Theo bác sĩ Cường, người đã có hơn 20 năm điều trị cho các bệnh nhân mắc trĩ, có một số yếu tố để hạn chế tình trạng tái phát bệnh trĩ.

Thứ nhất, bệnh nhân cần được chẩn đoán đúng. Có một số dấu hiệu bệnh trĩ có thể gây nhầm lẫn với các bệnh như nứt kẽ hậu môn, sa trực tràng… Vì thế, bệnh nhân cần được thăm khám và chẩn đoán chính xác mới có thể điều trị hiệu quả căn bệnh này.

Ảnh: Bệnh nhân được thăm khám và điều trị tại Trung tâm Bệnh trĩ Hà Nội số 1

“Khi một bệnh nhân đến khám, để quyết định đúng phương pháp điều trị, chúng tôi cần xác định họ mắc trĩ nội, trĩ ngoại hay trĩ hỗn hợp. Nếu chẩn đoán bệnh trĩ nội, cũng cần phân biệt rõ bệnh nhân ở mức độ nào. Trĩ nội đội 1 thì chỉ đại tiện ra máu tươi, không sa búi trĩ, độ 2 búi trĩ sa nhưng tự co vào hậu môn. Với trĩ nội độ 3 thì búi trĩ sa không tự co vào hậu môn, phải dùng tay đẩy vào. Còn với độ 4, búi trĩ sa liên tục hoặc tự sa ra khi có gắng sức” – Bác sĩ Lê Mạnh Cường cho biết.

Thứ hai, bệnh nhân cần được điều trị kịp thời thì hiệu quả điều trị sẽ tối ưu. Nhiều người có tâm lý e ngại khi nhắc đến bệnh trĩ, thường âm thầm chịu đựng, khi bệnh đã quá nặng mới tìm đến các cơ sở y tế để thăm khám. Bác sĩ Cường cho biết nhiều bệnh nhân trĩ khi đến khám đã gặp những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng, nứt kẽ hậu môn, polyp hậu môn, sa búi trĩ, hoại tử búi trĩ, tắc mạch.

Thứ ba, Bác sĩ Lê Mạnh Cường chia sẻ hiện nay có nhiều phương pháp trị bệnh trĩ mới, có thể giúp giảm đau và giảm tỷ lệ tái phát đáng kể.

“Một số phương pháp điều trị tiên tiến như tiêm triệt động mạch trĩ giúp giảm tỷ lệ tái phát chỉ còn 3 -5%, là một bước tiến mới của y học đã được áp dụng với bệnh nhân trĩ ở Việt Nam” – Bác sĩ Lê Mạnh Cường khẳng định.

Phương pháp mới: Chữa bệnh trĩ bằng tiêm triệt động mạch trĩ

Tại Trung tâm Bệnh trĩ Hà Nội số 1 – một địa chỉ uy tín về chữa bệnh trĩ ở Hà Nội, từ tháng 6/2020 đến nay, gần 300 bệnh nhân đã được điều trị bằng phương pháp tiêm triệt động mạch trĩ.

Ảnh: Tiêm triệt động mạch trĩ giúp xóa tan nỗi ám ảnh bệnh trĩ với nhiều người

Với phương pháp này, bác sĩ điều trị sẽ dùng hoạt chất gây xơ, tiêm vào các động mạch trĩ chính. Từ đó, động mạch trĩ sẽ xơ hóa, tự thu nhỏ lại, búi trĩ trở về trạng thái bình thường. Không phải tiến hành phẫu thuật, búi trĩ không bị cắt hay hoại tử, do vậy vẫn đảm bảo chức năng đóng kín ống hậu môn, giữ được khí, giữ được dịch.

Đây là phương pháp điều trị bệnh trĩ không cần phẫu thuật, có thể áp dụng cho các trường hợp trĩ từ độ 1 - 4, ở mọi lứa tuổi, các bệnh nhân cao tuổi, có bệnh lý nền không có khả năng phẫu thuật như: bệnh tim mạch, đang dùng thuốc chống đông, tiểu đường, tăng huyết áp, hen...

Một bệnh nhân ở Cao Bằng đã bị bệnh trĩ hơn 40 năm. Dù đã chữa trị nhiều nơi nhưng bệnh mỗi ngày một nặng hơn. Khi đi đại tiện ông thường xuyên bị chảy máu, búi trĩ lòi ra phải rất lâu mới đẩy vào được. Cuối năm 2020, bệnh nhân đến Trung tâm Bệnh trĩ Hà Nội số 1 khám để được phẫu thuật.

Tại đây, TS. BSCC. Lê Mạnh Cường thấy bệnh nhân cao tuổi, bị liệt nửa người, huyết áp cao, nguy cơ gặp rủi ro nếu phẫu thuật nên đã chỉ định tiêm triệt động mạch trĩ.

“Tôi bị trĩ độ 4, lại ở xa nên được tiêm 3 mũi, mỗi mũi cách nhau 1 ngày. Sau tiêm 1-2 hôm tôi cảm thấy nhẹ nhõm, dễ chịu, không còn chảy máu và sa búi trĩ nữa. Ăn Tết xong tôi xuống tiêm tiếp 3 mũi, đến nay tôi thấy mình khỏi hoàn toàn” – bệnh nhân 63 tuổi vui mừng nói.

Bác sĩ Cường cho biết hiện nay nhiều phương pháp điều trị mới trên thế giới đã sớm được cập nhật ở Việt Nam. Vì vậy, bệnh nhân nên tìm hiểu thông tin từ các kênh truyền thông, các cơ sở khám chữa bệnh uy tín để lựa chọn phương pháp chữa bệnh trĩ khoa học, an toàn và hiệu quả.  

Trung tâm điều trị Bệnh trĩ Hà Nội số 1

  • Địa chỉ: Số 46, ngõ 116, phố Yên lạc, đường Kim Ngưu, phường Vĩnh Tuy, quận Hai Bà Trưng, thành phố Hà Nội.
  • Làm việc tất cả các ngày trong tuần, kể cả Chủ nhật, lễ tết.
  • Điện thoại/Zalo Tiến sĩ, Bác sĩ cao cấp Lê Mạnh Cường - Phụ trách chuyên môn: 0912 234 722
  • Để biết thêm thông tin chi tiết liên hệ hotline: 024.36361506 (hoạt động 24/7)