Giỏ hàng
Bệnh trĩ

Bệnh trĩNgày: 19-09-2019 bởi: Nguyễn Phượng

Bệnh trĩ

Bệnh trĩ là gì? (Definition)

Bệnh trĩ là tình trạng tổn thương các đám rối mạch trĩ gây chảy máu hoặc sa ra ngoài hậu môn khi đại tiện.

Nguyên nhân gây bệnh trĩ? (Risks)

Đến nay, nguyên nhân gây bệnh trĩ vẫn chưa được xác định mà chỉ tìm được các yếu tố nguy cơ gây bệnh trĩ sau:

- Bệnh lý đại tràng: táo bón, đại tiện khó, đại tiện lỏng...

- Yếu tố gia đình

- Thai kỳ

- Ăn uống: thức ăn có tính chất cay nóng ( ớt, rượu , bia...)

- Ít vận động, béo phì

Cơ chế bệnh sinh gây bệnh trĩ? (Pathophysiology)

- Thuyết mạch máu: Do lượng máu đổ về đám rối mạch trĩ quá mức.

- Thuyết cơ học: Do sa trượt lớp lót của ống hậu môn-trực tràng.

Dấu hiệu biểu hiện của bệnh trĩ? (Symptoms)

 - Đại tiện ra máu tươi: dính phân hoặc giấy vệ sinh, thành giọt,   thành tia.

 - Sa búi trĩ: Sa khi đại tiện hoặc sa liên tục ở ngoài hậu môn

 - Đau: Khi có tình trạng tắc mạch trĩ

Phân loại bệnh trĩ?(Classification)

-Trĩ nội

-Trĩ ngoại

-Trĩ hỗn hợp

Chẩn đoán bệnh trĩ? (Diagnosis)

- Trĩ nội:

     * Độ 1: Đại tiện ra máu tươi, không sa búi trĩ.

     * Độ 2: Búi trĩ sa nhưng tự co vào hậu môn

     * Độ 3: Búi trĩ sa không tự co vào hậu môn phải dùng tay đẩy  vào hậu môn.

     * Độ 4: Búi trĩ sa liên tục hoặc tự sa ra khi có gắng sức.

-Trĩ ngoại: Sa liên tục ở ngoài hậu môn

-Trĩ hỗn hợp: gồm cả trĩ nội và ngoại.

Phương pháp điều trị bệnh trĩ? (Treatment)

Nhóm phương pháp không phẫu thuật:

90 % số bệnh nhân mắc bệnh trĩ được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật, gồm: điều trị nội khoa và thủ thuật.

Ưu điểm:

  • Không gây đau
  • Không phải nằm viện
  • Tránh được phẫu thuật

Hạn chế kết quả đối với bệnh trĩ ở giai đoạn muộn (độ 3 và 4).

Nội khoa:

  • Thay đổi chế độ ăn, sinh hoạt: ăn đủ chất, giàu chất xơ, giảm thức ăn có tính cay nóng kích thích, uống đủ nước. Tránh ngồi lâu một tư thế, luyện tập thể dục thể thao.
  • Thuốc: tăng cường bảo vệ thành mạch, chống táo bón...

Chỉ định:

  • Hiệu quả cao với bệnh trĩ ở giai đoạn sớm (độ 1 và 2), hỗ trợ với bệnh trĩ ở giai đoạn muộn ( độ 3 và 4).
  • Điều trị dự phòng mắc bệnh trĩ.

Thủ thuật:

  • Tiêm triệt động mạch trĩ 

Chỉ định: 

1) Trĩ độ 1-2-3-4.

2) Trĩ chảy máu.

3) Bệnh nhân cao tuổi, đang dùng thuốc chống đông, bệnh lý tim mạch, hô hấp, chống chỉ định phẫu thuật.

Phương pháp tiêm triệt mạch trĩ

  • Thắt trĩ bằng vòng cao su (Rubber band ligation)

Chỉ định: Trĩ nội độ 1, 2 và 3 (búi đơn nhỏ)

Phương pháp thắt trĩ bằng vòng cao su

  • Sóng từ trường (Ultroid)
    - Chỉ định: Bệnh trĩ nội độ 1, 2 và độ 3 nhỏ.
  • Quang đông hồng ngoại (Infrared coagulation) 
    - Chỉ định: Bệnh trĩ nội độ 1, 2 và độ 3 nhỏ.

Nhóm phương pháp phẫu thuật:

Dưới 10% số bệnh nhân mắc bệnh nhân trĩ được điều trị bằng phương pháp phẫu thuật, gồm:

  • Trường hợp ở giai đoạn nặng (độ 3,4 hoặc kèm biến chứng).
  • Trường hợp thất bại khi được điều trị bằng phương pháp không phẫu thuật.

* Nhóm các phẫu thuật kỹ thuật cao:

Phẫu thuật Khâu triệt động mạch trĩ dưới hướng dẫn của siêu  âm Doppler (còn gọi là phẫu thuật THD).

Là phẫu thuật cao ít xâm lấn do có nguyên lý: Các động mạch trĩ được xác định bằng siêu âm Doppler rồi khâu thắt, khâu đính phần niêm mạc sa trượt trở lại trong lòng ống hậu môn. Do không cắt bỏ tổ chức, bảo tồn tối đa cấu trúc của ống hậu môn -trực tràng, không tạo vết thương nên rất ít đau sau mổ, thời gian nằm viện và trở lại lao động bình thường ngắn (sau 24h).

Chỉ định: trĩ nội từ độ 1,2,3,4. Có thể kèm tắc mạch, nứt kẽ hậu môn, da thừa hậu môn, u nhú hậu môn ...

Phẫu thuật Longo:

Nguyên lý: Sử dụng dụng cụ Stapler chuyên dụng để cắt bỏ và nối ngay một khoang niêm mạc- dưới niêm mạc ở phần thấp trực tràng.

Tuy nhiên, hiện nay theo hội hậu môn đại trực tràng Mỹ và Châu âu khuyến cáo phẫu thuật Longo chỉ nên chỉ định cho trường hợp bệnh trĩ có kèm sa niêm mạc thể vòng. 

* Nhóm phẫu thuật kinh điển có hoặc không sử dụng nguồn năng lượng: Cao tần, radio, laser...

 - Phẫu thuật mở Milligan-Morgan

 - Phẫu thuật kín Ferguson

 Chỉ định:Bệnh trĩ độ 4,3, tắc mạch hoặc trường hợp điều trị không phẫu thuật thất bại.

Tái phát bệnh trĩ? (Recurrence)

Cho đến nay chưa có một phương pháp điều trị bệnh trĩ nào đạt tỷ lệ 100% không tái phát. Tỷ lệ tái phát chung chiếm dưới 15 %, như vậy trên 85% các trường hợp là không tái phát bệnh trĩ.

Nhìn chung: Nhóm điều trị không phẫu thuật có tỷ lệ tái phát thường cao hơn nhóm phẫu thuật, đổi lại nhóm không phẫu thuật tránh được cuộc phẫu thuật không cần thiết và khi bị tái phát vẫn áp dụng lại được phương pháp phẫu thuật.

 

Phân loại


Bài viết gần đây